Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Bai tot nghiep cua Thanh Hieu

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 1 TP.HCM (VIETINBANK).

 

1.1 Vài nét giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh SGDI Vietinbank:

1.1.1 Sự hình thành và phát triển:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam ( Viettinbank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập ngày 26 tháng 03 năm 1988.  Đây là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam.

Hiện nay, Ngân hàng có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 3 Sở giao dịch (SGD), 141 chi nhánh và trên 700 điểm/ phòng giao dịch. Có 4 công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm thẻ,Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Trong những năm gần đây, Ngân hàng đã sáng lập và đối tác liên doanh với hệ thống Ngân hàng INDOVINA. Ngoài ra, Vietinbank hiện có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên thế giới.

Ngân hàng Công thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.

Bên cạnh đó, ngân hàng còn là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (Swift), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.

Ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng. Và đến hôm nayNHCT Việt Nam chính thức được mang tên NHTM CP Công thương Việt Nam.

Sau hơn 20 năm hoạt động, chi nhánh 1 đã có những bước tiến vượt bậc được thể hiện qua hoạt động kinh doanh năm 2010 tăng trưởng khá so với các chi nhánh trên địa bàn, tăng trưởng dư nợ kiểm soát ở mức 34% so với đầu năm, nguồn vốn huy động chuyển biến tích cực, đặc biệt là nguồn tiền gửi dân cư tăng 25,5% so với đầu năm, lợi nhuận năm 2010 đạt 111% so với kế hoạch và tăng 23,5% so với năm 2009. Dự báo hoạt đông kinh doanh của chi nhánh sẽ tiếp tục ổn định và phát triển trong thời gian tới.

NH TMCP CT chi nhánh 1 đóng trên đường 165 – 169 Hàm Nghi, Quận I – Tp.HCM có: 10 trụ sở chính và 10 phòng Giao dịch ngoài trụ sở.

1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ:

Vietinbank với chức năng và nhiệm vụ là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn; trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ. Các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.

1.2 Hệ thống tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh SGDI Vietinbank:

1.2.1  Cơ cấu tố chức bộ máy:

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển đến nay, Vietinbank đã có một đội ngũ cán bộ lành nghề và được đào tạo chuyên môn nên đủ khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như giải đáp những thắc mắc từ khách hàng. Để được như vậy, ngân hàng đã lập ra tổ chức dưới nhiều phòng ban khác nhau cho từng khâu nghiệp vụ tại chi nhánh.

Sau đây là sơ đồ thể hiện hệ thống tổ chức tại NHTMCP Công thương Việt Nam – CNSGD I Vietinbank:

Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của sở giao dịch và các chi nhánh.

 

tochuc3

(Nguồn  www.Vietinbank.vn)

1.2.2  Nhiệm vụ các phòng ban:

ü  Ban giám đốc: là người có quyền hành cao nhất, đại diện chi nhánh điều hành cao nhất trong hoạt động kinh doanh.

ü  Phòng khách hàng số 1:  chuyên các hoạt động cấp tín dụng cho các hoạt động đầu tư có quy mô lớn phục vụ cho khách hàng doanh nghiệp lớn, thanh toán các hoạt động trong và ngoài nước.

ü  Phòng khách hàng số 2: chuyên các hoạt động như cho vay tiêu dùng và các hoạt động tương tự như phòng khách hàng số 1 nhưng với quy mô phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

ü  Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề: ban hành các chính sách, qui trình thực hiện giám sát các chức năng quản lý rủi ro, bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán và các rủi ro tác nghiệp…

ü  Phòng thông tin tiếp thị: phụ trách thiết kế banner, các tờ brochure  phổ biến giới thiệu các dịch vụ và sản phẩm mới của Ngân hàng đến đông đảo khách hàng.

ü  Phòng khoa học công nghệ: nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), phục vụ yêu cầu quản lý và phát triển hđkd, đảm bảo hệ thống CNTT hoạt động chính xác, liên tục, thông suốt và an toàn. Triển khai các dự án kỹ thuật về CNTT, xây dựng quy trình vận hành, thu thập, xử lý cung cấp thông tin chính xác kịp thời, đào tạo huấn luyện các cán bộ về kỹ thuật tin học.

ü  Phòng tổ chức hành chánh: có nhiệm vụ phân bổ nhân sự, tiếp nhận và tổ chức đào tạo cán bộ, làm công tác văn phòng, hành chính văn thư lưu trữ và phục vụ hậu cần.

ü  Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: ngoài các nghiệp vụ kế toán nội bộ, kế toán tiền gửi, tiền vay phục vụ khách hàng, phòng kế toán còn quản lý chặt chẽ tài khoản tiền gửi, tiền ứng trước, các hoạt động có liên quan đến việc giãn nợ, thu nợ, thu lãi đã được giám đốc phê duyệt.

ü  Phòng kế toán: thực hiện hạch toán kế toán để phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời mọi hđkd và các nghiệp vụ phát sinh tại sgd. Là đầu mối xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính thực hiện theo các văn bản quy định của Bộ tài chính và theo chế độ kế toán hiện hành của Chính Phủ.

ü   Phòng tổ chức thông tin điện toán: đảm bảo cài đặt và vận hành toàn bộ các chương trình phần mềm ứng dụng trong nghiệp vụ ngân hàng, đảm bảo thanh toán qua các ngân hàng thông qua mạng và dịch vụ ngân hàng qua mạng….

ü  Phòng tiền tệ kho quỹ: công việc chủ yếu là thu – chi tiền ngân quỹ qua các dịch vụ như: ngân phiếu thanh toán, ngoại tệ, chuyển tiền mặt và séc du lịch đi tiêu thụ nước ngoài thông qua NHTMCP – CTVN Vietinbank; quản lý kho tiền và quỹ, tài sản thế chấp và các chứng từ có giá…

ü  Ngoài ra còn có 5 phòng giao dịch loại 2 trực thuộc Phòng KHCN.

1.3 Các nghiệp vụ của NHTMCP công thương Việt Nam - chi nhánh SGDI Vietinbank:

F Hoạt động vốn: hoạt động huy động vốn bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng bằng nội và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và các giấy tờ có giá, vay từ NHNN, và các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN.

F Hoạt động tín dụng: tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính của Vietinbank. Các hoạt động tín dụng của Vietinbank bao gồm cấp vốn vay bằng nội và ngoại tệ, bão lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính, và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của NHNN.

F Hoạt động đầu tư: Các hoạt động đầu tư của Vietinbank được thực hiện thông qua việc tích cự tham gia vào thị trường liên ngân hàng và thị trường vốn. tài sản đầu tư bao gồm: Trái phiếu Chính Phủ, Tín phiếu Chính quyền địa phương, Trái phiếu NHTM, v.v. Ngoài ra Vietinbank còn góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước và góp vốn liên doanh với các tổ chức nước ngoài.

F Dịch vụ ngân quỹ: Vietinbank tập trung cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng, bao gồm thanh toán trong nước và quốc tế, thu chi hộ khách hàng, thu chi bằng tiền mặt và séc.

F Các hoạt động khác: Bên cạnh các dịch vụ kinh doanh chính, Vietinbank cung cấp một sớ dịch vụ bổ sung cho khách hàng bao gồm các hoạt động trên thị trường tiền tệ, kinh doanh giấy tờ có giá bằng VND và ngoại tệ, chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền kiều hối, kinh doanh vàng và ngoại hối, các hoạt động đại lý và ủy thác bảo hiểm các hoạt động chứng khoán thông qua các công ty con, dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ quản lý vốn. dịch vụ thấu chi. Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại, dịch vụ ngân hàng điện tử, v.v.

F Sản phẩm và dịch vụ cung cấp:

@ Dịch vụ thẻ ( thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước);

@ Dịch vụ chuyển tiền;

@ Dịch vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm;

@ Dịch vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh;

@ Cho thuê tài chính;

@ Cho vay ( ngắn hạn, trung và dài hạn ) và đầu tư;

@ Dịch vụ huy động tiền gửi dân cư ( ngắn hạn, trung hạn & dài hạn );

@ Dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước;

@ Dịch vụ mở và sử dụng tài khoản;

@ Dịch vụ chứng khoán;

@ Dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu;

@ Dịch vụ tư vấn tài chính tiền tệ;

@ Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ;

@ Dịch vụ chiết khấu và tái chiết khấu;

@ Các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước;

@ Hoạt động ngân hàng đại lý;

@ Các dịch vụ khác theo Điều lệ hoạt động của Ngân hàng.

@ Dịch vụ ngân hàng điện tử Internet Banking, Phone Banking, Mobile Banking và SMS Banking.

1.4 Kết quả tình hình tài chính & hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh SGDI Vietinbank trong năm 2010:

v  Nguồn vốn: Năm 2010 tình hình lạm phát tăng cao cũng như sức ép từ Thông tư 13 đã đẩy dần lãi suất huy động lên rất cao, nhất là lãi suất của các kỳ hạn ngắn từ 1 tuần đến 3 tháng. Các ngân hàng do đó gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn.

 

1.4.1 Hoạt động huy động vốn:

Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Thực hiện đến 31/12/2009

Kh năm 2010

Thực hiện đến 31/12/2009

Tăng (+),Giảm(-)

So với TH 31/12/2009

So với KH 2010

Nguồn vốn huy động

3.710.481

4.500.000

3.746.202

101%

83%

Tiền gửi Doanh nghiệp

2.395.197

 

2.097.374

87%

 

Tiền gửi dân cư

1.229.689

 

1.545.124

125,7%

 

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh 1 Vietinbank)

Nguồn tiền gửi doanh nghiệp giảm 23% so với năm 2009 do kết thúc chương trình hỗ trợ lãi suất vay vốn từ Chính phủ, cộng với mặt bằng lãi suất cho vay tăng cao nên các doanh nghiệp tập trung sử dụng vốn tự có vào sản xuất kinh doanh nguồn tiền nhàn rỗi để gửi kỳ hạn do đó giảm dần.

Trong khi đó tiền gửi dân cư tăng mạnh 25.7% so với năm ngoái. Đây là nguồn tiền gửi ổn định lâu dài, là cơ sở quan trọng để chi nhánh phát triển hoạt động cho vay, đầu tư khi thông tư 13 chính thức hiệu lực trong năm 2011. Việc tiền gửi dân cư tăng trưởng tốt cho thấy chính sách lãi suất tiền gửi linh hoạt của Ban Phát triển nguồn vốn trong từng thời điểm đã phát huy hiệu quả tốt cung như những nổ lực đeo bám thương hiệu lãi suất, chăm sóc khách hàng của các phòng ban.

1.4.2 Hoạt động tín dụng:

v  Dư nợ cho vay: tăng trưởng tín dụng của toàn nển kinh tế trong năm 2010 đạt 27%, thấp hơn mức tăng trưởng trong năm 2009 – 37% do các chương trình hỗ trợ lãi suất ngắn hạn của Chính phủ cũng như chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN làm cho lãi suất cho vay năm 2009 xuống thấp đã kết thúc từ cuối năm 2009.

Năm 2010, những tháng đầu năm lãi suất cho vay phổ biến 14 – 17%, cuối năm 2010, cuộc đua lãi suất lại bùng phát trở lại trước áp lực lạm phát và các quy định của Thông tư 13 đã khiến lãi suất cho vay tăng đột biến và phổ biến ở mức 17% - 20%.

Bảng 1.2: Tình hình dư nợ cho vay

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Thực hiện đến 31/12/2009

Kh năm 2010

Thực hiện đến 31/12/2010

Tăng (+), Giảm(-)

So với TH 31/12/2009

So với KH 2010

Dư nợ cho vay

2.199.222

3.035.000

2.946.708

134%

97%

Cho vay NH

1.038.503

 

1.724.584

166%

 

Cho vay TDH

1.160.719

 

1.222.124

105%

 

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh 1 Vietinbank)

Những biến động của thị trường tiền tệ đã phần nào ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng năm 2010 của chi nhánh. Tuy chưa đạt chỉ tiêu dư nợ NHCTVN đặt ra nhưng dư nợ cho vay của chi nhánh đã tăng trưởng đến 34% so với năm 2009, cao hơn mức tăng bình quân của nền kinh tế.

Đặc biệt dư nợ ngắn hạn tăng trưởng đến 66%, chiếm 59% tổng dư nợ cho vay, góp phần đáng kể cải thiện cơ cấu nợ theo kỳ hạn của chi nhánh. Các năm trước đây, dư nợ trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn ( hơn 55% tổng dư nợ) nhưng năm 2010 đã giảm xuống còn 41%, giảm áp lực sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn của những năm trước. Dư nợ tăng trưởng tập trung ở một số khách hàng lớn như: Tổng công ty Địa ốc SG -174 tỷ đồng, công ty Thảo Nguyên – 97 tỷ đồng, Tổng công ty Thép Việt Nam – 70 tỷ đồng, công ty RuBy – 37 tỷ đồng……

Cơ cấu dư nợ tốt, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đã đặt ra vấn đề về cân đối sử dụng vốn cho Chi nhánh trong năm 2011.

v  Cơ cấu dư nợ: trong năm 2010 với việc tập trung tăng trưởng dư nợ ngắn hạn phục vụ hoạt động sxkd, thương mại dịch vụ và hạn chế cho vay trung dài hạn đầu tư BĐS, đến năm 2010 cơ cấu tín dụng của Chi nhánh có sự chuyển biến rõ rệt:

Tỷ lệ cho vay BĐS: giảm 16% xuống còn 14%

Tỷ lệ cho vay trung dài hạn: giảm từ 53% xuống cón 49%

Trong năm vừa qua dư nợ tăng trưởng tập trung ở một số khách hàng lớn là các công ty Nhà nước và các công ty cổ phần có vốn nhà nước nên tỷ lệ cao cho vay DNNN.

Tỷ lệ cho vay DNNN: tăng nhẹ từ 53% lên 56%

Tỷ lệ cho vay không có TS: tăng từ 18% lên 25%

Trong thời gian tới chi nhánh sẽ tiếp tục đa dạng hóa danh mục cho vay và phân hóa rủi ro tín dụng theo yêu cầu chung của NHTMCP CTVN.

v  Nợ nhóm 2 và nợ xấu: kiểm soát tín dụng và hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm được BGĐ chỉ đạo rà soát sao trong năm qua. Năm 2010, nợ quá hạn và nợ xấu chỉ khoảng 6,6 tỷ đồng, giảm hơn 3,5 tỷ đồng so với năm 2009 và chỉ chiếm 0,22% tổng dư nợ cho vay toàn Chi nhánh. Dù đã nổ lực và dùng biện pháp khắc chế nhưng vẫn chưa thu hồi được do khoản vay có tài sản đảm bảo 100%. Chất lượng tín dụng của chi nhánh nói chung ngày càng nâng cao.

§  Các hoạt động khác:

Bảng 1.3: Tình hình thanh toán trong nước

Chỉ tiêu

 

Thực hiện năm 2009

Thực hiện năm 2010

Tăng (+), Giảm (-)

Số tuyệt đối

Tỷ lệ (%)

Thanh toán tiền mặt

Số món

50.958

53.725

2.767

5.43

Giá trị (tỷ đồng)

5.897

6.724

827

14.02

Thanh toán chuyển khoản

Số món

134.000

288.850

154.850

115.56

Giá trị ( tỷ đồng)

37.014

71.717

34.703

93.76

Tổng khối lượng thanh toán

Số món

184.958

342.575

157.617

85.22

Giá trị (tỷ đồng)

42.911

78.441

35.530

82.8

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh 1 Vietinbank)

Thanh toán quốc tế: tổng khối lượng thanh toán trong năm 2010 đạt 78 tỷ đồng, tăng 82,8% so với năm 2009. Trong đó, thanh toán chuyển khoản tăng mạnh (93,76%) và thanh toán tiền mặt tăng 14%. Về số món đạt trên 342 ngàn món, tăng 85% so với năm 2009.

Bảng 1.4 Tình hình thanh toán quốc tế

 

 

 

Chỉ tiêu

 

Thực hiện năm 2009

KH năm 2010

Thực hiện năm 2010

Tăng (+), Giảm (-)

So với năm 2009

So với KH 2010

Thanh toán nhập khẩu

Số món

1.514

 

1.777

263

 

Giá trị (triệu $)

107

324,19

103,51

-3,49

- 220,68

Thanh toán xuất khẩu

Số món

962

 

1.053

91

 

Giá trị (triệu $)

25

164,68

47,70

22,7

 

Mua bán ngoại tệ

( triệu $)

Doanh số mua

128

 

118

-10

 

Doanh số bán

127

 

118

-11

 

Doanh số mua NT từ KH

 

100

78,4

 

-21,6

Doanh số phát hành bảo lãnh

Số món

384

 

473

89

 

Giá trị (tỷ đồng)

138

 

518

380

 

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh 1 Vietinbank)

Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ: hoạt động thanh toán xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng do các công ty truyền thống đẩy mạnh xuất khẩu và Chi nhánh đã tiếp thị được một số công ty hoạt động xuất khẩu với doanh số lơn. Tuy nhiên, công tác thanh toán nhập khẩu chỉ đạt 103 triệu USD do ảnh hưởng của biến động tỷ giá.

Doanh số mua bán ngoại tệ trong năm 2010 đạt 235 triệu USD, tương đương năm 2009. Trong đó, nổi bậc là doanh số mua ngoại tệ từ khách hàng đạt 78 triệu USD. Đạt được kết quả đó là nhờ sự chỉ đạo kịp thời, linh động BGĐ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ trong Chi nhánh.

Công tác bảo lãnh tăng trưởng vượt bậc , đạt 518 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2009. Đa số bảo lãnh được ký quỹ 100% hoặc có TSĐB.

Hoạt động kinh doanh thẻ: trong năm 2010, chi nhánh 1 thực hiện tốt cả chỉ tiêu về thẻ, đặc biệt là doanh số thẻ TDQT.  Chi nhánh chi nhánh phát hành trên 36 thẻ ATM, tăng gần 25 ngàn thẻ. Về thẻ TDQT, Chi nhánh phát hành được 1.900 thẻ, vượt 107 thẻ và tăn gấp nhiều lần so với năm 2009. Về tổng doanh số thanh toán thẻ TDQT đạt 68 tỷ đồng. vượt 35 tỷ so với chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Hoạt động tiền tệ kho quỹ: trong năm 2010, tổng doanh số thu tiền mặt đạt 6.856 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2009. Doanh số thu giữ tiền giả 11.900.000 đồng và trả lại tiền thừa cho KH là 28.750.000 đồng.

Hoạt động mở rộng mạng lưới: gặp khó khăn về nhân sự và đã đóng phòng giao dịch Nguyễn Đình Chiểu do hoạt động không hiệu quả.

Về phát triển sản phẩm và tiện ích: chi nhánh đã chú trọng triển khai tất cả sản phẩm, dịch vụ mới của NHCTVN như: VietinBank at home, SMS banking, Internet Banking, giao dịch qua fax, giao dịch liên chi nhánh…. Bước đầu tạo được ấn tượng tốt cho khách hàng.

Công tác cán bộ, đào tạo:  trong năm 2010, chi nhánh 1 đã thực hiện tốt công tác qui hoạch cán bộ theo qui định của NHCTVN. Chi nhánh đã cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo do NHCTVN tổ chức sau đó tập huấn lại cho các cán bộ có liên quan và không ngừng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ chủ chốt.

Hoạt động truyền thông và công tác xã hội: công tác tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2010, chi nhánh có nhiều bài viết trên những trang web của NHCTVN phản ánh kịp thời các mặt hoạt động chi nhánh và thực hiện ủng hộ các suất học bổng cho các trường học, ủng hộ các quỹ cho địa phương, phụng dưỡng bà mẹ Viet Nam anh hùng….

Hoạt động của đảng bộ và các tổ chức đoàn thể: Đảng bộ chi nhánh 1 lãnh đạo mọi mặt hoạt động của chi nhánh . Trong năm qua, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh, đồng thời triển khai tổ chức đại hội đảng và cơ cấu lại các chi bộ trực thuộc.

1.4.4 Lợi nhuận:

v  Thu phí và dịch vụ: năm 2010, chi nhánh 1 thu được trên 25 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giao và tăng hơn gấp đôi so với năm 2009.

v  Lợi nhuận hạch toán: năm 2010, đạt 111 tỷ đồng, vượt 1% chỉ tiêu kế hoạch tăng 27% so với lợi nhuận năm 2009.


Neu cac ban muon xem tiep xin vui long nhap o phia Tags:   de xem chuong 2 va chuong 3 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét