Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Suốt đời và mãi mãi.

Em  se cho anh

cho du xuan qua dong tan

Em se cho anh

cho du thu qua ha sang.

Em se cho anh

cho du la đem hay ngay

Em se cho anh

cho du ngay nang đem mua.

 

Em se cho anh

cho du tuoi xuan troi qua

Em se cho anh

cho du huong sac co dan phai.

Em se cho anh

cho du anh hung ho

em nguyen suot mot doi

song chi vi anh thoi.

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Nơi tôi sẽ đến vào ngày lễ.



Tu trai qua phai: Em Nghia, ong noi & ba noi, thim ba, em Le, ba di
 
I like listening to Trinh Cong Son musical  because it go to deep in my soul.
My favorite song: A life's human is a woods.
 
The link to listen to music on  the page Nhac cua tui online.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Moi nam den ngay le nay, H chi di den mot noi ma thoi. Do la vieng mo ong noi.

H khong co nhieu ban be nen chang co di dau choi ca. Cuoc doi H khong can co qua nhieu nguoi ban chi can mot nguoi ban duy nhat ma thoi vi tinh H khong thich giao du voi nhieu nguoi.

Mac du, H so di vieng tham mo lam vi noi ay cay co um tum nhung chi can nghi den ong noi phai mot minh nam giua canh dong hoang thi noi so ay lai tan bien va chi muon di tham ong ma thoi.

Hinh nhu khoang 1 nam roi, H khong di tham mo phan ong vi H it di choi nen khong ranh duong xa.

Dem nay, H khong ngu duoc riet cung quen roi khi nghi ve mot nguoi nao do ma H yeu thuong thi H khong sao chop mat duoc nua.....!!! Thoi, viet bai entry nay xong co gang thiep di vai tieng de chut nua co suc di den Lai Thieu tham ong.


Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

I wish that I will go to Nha Trang beach.

The South of Vietnam's country  , the weather is very hot when it started in summer.

thu gian tren bien

If go to beach, I will go walk in the sand and play with sea.

Hình ảnh Biển Hòn Chồng bình yên

Hon Chong - Nha Trang places - name.


Hình ảnh Một góc Hòn Chồng

A corner in Hon Chong place - name.
  

Hình ảnh Hòn Chồng- nơi ông khổng lồ vấp ngã

Hon Chong - A man was fall down .The large rock in Hon Chong beach which symbol that: A man was fall down .


thu gian tren bien

On the sea,  I like lying on hammock....Wow, it is very wonderful.


Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

Hụt hẫng.


Dung ai hua voi bat ky voi toi mot dieu gi. Toi luon co gang nhung su co gang ve moi mat cuoi cung chi la con so khong ma thoi.

Khi gap chuyen, toi moi thay nguoi nao chan tinh va chan thanh.....Day khong phai la lan dau, toi roi vao tam trang nhu vay.

Khi toi buon, toi chi biet vao can nha nho nay de viet blog ma thoi vi toi khong biet noi voi ai.....Toi noi ra lieu nghe nhung loi le nhu the nao trong cau an ui tu nhung ban be va nguoi than.

Vi the, toi nghi van de cua minh hay tu giai quyet chu dem ra de cho moi nguoi ban tan lam gi. Mot minh toi buon, tui than thi khong the lien luy tam trang cua minh sang nguoi khac.

Toi khong thich tam su voi ai va toi da song quen voi loi song khep kin vay roi.

Be ngoai, luc nao toi cung tuoi cuoi va it khi nao nhin toi tram ngam ca nhung chi co ban than toi biet tam trang minh nhu the nao thoi tu viec lam, viec hoc, tinh cam....Toi luon song rat cham chi va chan thanh voi ban than va moi nguoi.

toi khong ho then voi ban than minh nhung toi ho then voi gia dinh vi biet bao gio tam nguyen toi moi duoc hoan thanh.

Cai toi can khong phai la cao quy: Toi chi can mot cong viec on dinh dung chuyen nganh Ngan hang ma thoi, dong luong du de toi chi tra phu giup gia dinh va lo cho viec hoc cua toi sau nay.

Vay ma sao kho qua...!!! Tu cong viec cho toi tinh cam....Toi deu that bai...!!! Toi da lam gi sai trai o doi nay va kiep truoc ma nhan qua luon vay quanh cuoc doi toi ke tu khi toi buoc vao doi cho den nay????

Neu cuoc song nhu the nay, lieu toi co con tiep tuc nua khong??? Toi khong biet ngay mai duong doi toi se di ve dau va noi nao la chon dung chan.

Nụ

NGAU HUNG....!!!!

Rating:
Category:Other
NGAU HUNG....!!!!

Nho gi xin anh noi cho xong
Cho phai tao mac xich long vong
Em dau phai be tho thich nghe loi em diu
Nen co gi anh hay vao de cho xong.

Nho em chuyen gi…xin anh hay noi
Cho long vong hoi tham suc khoe lam gi
Cho phai noi nang nhung loi hoa my
Anh vao de di cho phai di duong cong.

Nho em giup gi… xin anh cu bay to
Tinh ban ma anh co xa gi dau
Nay em giup anh dau biet ngay sau
Em can anh giup lai coi nhu hue nhau.

Nho em giup gi… xin anh noi thang
Tinh em khong thich khuc khuy quanh co
Co gi anh hay noi, dung de em phai lo
Vi chung ta la ban co gi khong chia se.

Neu la viec hoc…Em luon san sang
Tren tinh than ung ho ca hai tay
Vi chung ta cung chung chi huong
Quyet chi hoc hanh de thay doi tuong lai.



Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Rủi ro ngân hàng cho vay khi nhận thế chấp BĐS

Thanh Hieu chao cac ban..!!!

Cam on vi co su dong gop y kien qua hop thu email cua minh nhe.

Neu ban nao vo tinh ghe blog Hieu va khong doc duoc noi dung trong bai blog. Xin vui long hay nhap lai vao tua de hoac nhap vao duong link phia duoi de xem mot blog khac o yahoo360plus.com nhe: http://vn.360plus.yahoo.com/pious0725

Xin chan thanh cam on cac ban va chuc cac ban don ngay dau tuan an lanh - thuan loi trong cong viec nhe, bb.

Day la mot trong nhung cau hoi trong de thi: Quan tri ngan hang... Moi cac ban tham khao!!!

NHỮNG RỦI RO TỪ VIỆC NHẬN THẾ CHẤP BẤT ĐỘNG SẢN VÀ GIẢI PHAP PHONG NGỪA TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Bất động sản là gì?

Theo Bộ luật Dân sự năm 2005, Bất động sản (BĐS) là các tài sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định.

Tại sao các ngân hàng xem BĐS là ưu tiên hàng đầu khi nhận tài sản thế chấp?

Về mặt lý thuyết, khi quyết định cho vay thì tình hình hoạt động kinh doanh tạo ra nguồn trả nợ của khách hàng mới là điều kiện quan trọng nhất. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều ưu tiên cấp tín dụng có tài sản thế chấp, xem đó như là chiếc phao cuối cùng để thu hồi khoản vay trong trường hợp xảy ra khả năng vỡ nợ.

Tại hội thảo “Hoàn thiện pháp luật về giao dịch đảm bảo nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tín dụng tại Việt Nam” ngày 27/6/2007, Công ty Tài chính Quốc tế và Hiệp hội Ngân hàng đã công bố khảo sát về tình hình hoạt động cho vay cho thấy có đến 93% các ngân hàng muốn nhận BĐS làm tài sản thế chấp cho các khoản vay thương mại. Còn theo ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia thì năm 2008, dư nợ BĐS ở mức hơn 9% tổng dư nợ, song giá trị BĐS thế chấp lên đến 50% tổng tài sản ngân hàng, tức bằng GDP của Việt Nam. Những số liệu này cho thấy, hệ thống ngân hàng vẫn xem BĐS là ưu tiên hàng đầu khi nhận tài sản thế chấp.

Rủi ro của hoạt động tín dụng chủ yếu xuất phát từ vấn đề thông tin bất cân xứng với hai hành vi phổ biến là lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức.

Lựa chọn đối nghịch xảy ra trước khi cho vay, do ít thông tin mà ngân hàng có thể sai lầm trong việc lựa chọn khách hàng và dẫn đến những rủi ro trong thanh toán sau này. Rủi ro đạo đức xảy ra sau khi cho vay, cũng vì ít thông tin và khả năng kiểm soát quá trình sử dụng vốn, tình hình hoạt động kinh doanh, nguồn trả nợ… gặp khó khăn mà một lần nữa, ngân hàng lại gặp phải những khó khăn trong việc thu hồi nợ. Chính vì vậy mà khi cho vay, vấn đề đầu tiên các ngân hàng xem xét là tài sản và giá trị tài sản thế chấp.

Các ngân hàng ưu tiên nhận BĐS làm tài sản thế chấp xuất phát từ những đặc điểm sau:

- Nhờ tính cố định mà khi nhận BĐS làm tài sản thế chấp, các ngân hàng dễ dàng thực hiện quá trình xác định, định giá, giám sát trong và sau cho vay; cũng không tốn thêm các chi phí liên quan đến việc quản lý tài sản.

- Tính thanh khoản và khả năng xử lý tài sản thế chấp là BĐS khi khách hàng không trả được nợ vẫn cao hơn nhiều tài sản khác nhờ tính khan kiếm và sự phát triển của thị trường BĐS.

- BĐS là những tài sản ít hao mòn. Trong khi các tài sản khác, giá trị và giá trị sử dụng thường giảm, có thể giảm rất nhanh theo thời gian, thậm chí, giá trị của tài sản có thể giảm từ 10% đến 20% ngay sau khi nhận thế chấp như xe cộ, máy móc thiết bị.

- Giá chuyển nhượng BĐS trong thực tế chứng minh luôn tăng trong dài hạn do đặc tính khan hiếm, mặc dù, trong ngắn hạn dưới sự tác động của khủng hoảng nhà đất, chu kỳ kinh tế, các qui định của chính quyền hoặc những nguyên nhân khác có thể sụt giảm ở một số khu vực, một số phân khúc thị trường.

- BĐS là một trong số những tài sản có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/sử dụng rõ ràng nhất, nhờ đó mà việc xác nhận chủ sở hữu/sử dụng tương đối dễ dàng. Bất kỳ một sự thay đổi như mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng theo qui định đều phải qua công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm. Hệ thống pháp luật liên quan đến việc xác nhận quyền sở hữu, sử dụng, giao dịch dù còn nhiều bất cập song vẫn được đánh giá là khá đầy đủ so với các qui định trong các lĩnh vực khác.

Những rủi ro của ngân hàng trong hoạt động tín dụng BĐS

Mặc dù BĐS thật sự có những ưu điểm so với những tài sản khác trong việc nhận thế chấp đối với ngân hàng, song việc nhận thế chấp này vẫn chứa đựng nhiều rủi ro.

Rủi ro kỳ hạn

Cho vay đầu tư BĐS là những khoản cho vay trung, dài hạn và kỳ hạn điều chỉnh lãi suất thường từ 6 tháng đến 1 năm. Trong khi đó, phần lớn nguồn vốn huy động của các ngân hàng là nguồn vốn ngắn hạn và lãi suất khá linh hoạt theo thị trường. Sự chênh lệch về kỳ hạn và lãi suất giữa nguồn vốn huy động và cho vay là vấn đề nan giải nhất mà các ngân hàng phải tính toán và cân đối trong cho vay BĐS.

Rủi ro được đẩy lên cao, khi trong đợt sốt BĐS vừa qua (2007 – đầu 2008), các ngân hàng cho vay đầu cơ BĐS kỳ hạn 12 tháng với nguồn trả nợ từ việc bán chính BĐS hình thành từ vốn vay đồng thời là tài sản bảo đảm. Trong thời gian đầu, giao dịch nhà đất diễn ra sôi động, khách hàng thanh toán đúng hạn đã khiến nhiều ngân hàng mạnh tay thực hiện hình thức này, tuy vậy khi chính sách thắt chặt tiền tệ được áp dụng và khuyến cáo từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về hạn chế cho vay BĐS, thị trường đóng băng và nợ quá hạn, nợ xấu tăng nhanh ở nhiều ngân hàng.

Rủi ro từ năng lực thẩm định và xét duyệt khoản vay

Việc giành giật nhân sự trong thời kỳ mở rộng đã tạo điều kiện cho một bộ phận đông đảo nhân sự gia nhập ngành Ngân hàng, trong đó nhiều nhân sự chưa có kinh nghiệm và không đúng chuyên môn được đào tạo. Sau thời gian thử việc ngắn ngủi, họ được giao công tác thẩm định (có ngân hàng còn phải kiêm luôn việc định giá tài sản) đã dẫn đến những khoản vay chứa đựng nhiều rủi ro.

Ở Việt Nam, ngành Ngân hàng vẫn còn non trẻ, lao động trong ngành càng ít kinh nghiệm. Tuy vậy, một nhân viên vào làm việc ở ngân hàng nếu không giao cho họ một chức vụ “quan trọng” nào đó sau 2-3 năm làm việc thì có thể họ sẽ “nhảy việc”. Còn non kém kinh nghiệm nhưng được giao những trọng trách lớn, đặc biệt là quyết định cho vay đã dẫn đến những rủi ro khó lường.

Những dự án BĐS thường có mức vốn đầu tư lớn mà việc thẩm định đòi hỏi trình độ chuyên môn rất cao, yêu cầu cán bộ tín dụng (CBTD) phải nắm vững các qui định pháp lý, hành chính, định mức xây dựng, đơn giá vật liệu, dòng tiền và nhiều những vấn đề khác liên quan đến dự án. Điều này phần lớn vượt quá khả năng, kinh nghiệm và năng lực giám sát của CBTD, những người có vai trò quyết định khoản vay trong ngân hàng.

Các ngân hàng hiện nay đều giao chỉ tiêu hoạt động nói chung và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nói riêng kèm theo những qui định về xếp loại cá nhân, xếp loại đơn vị và những khoản thưởng. Những lợi ích nhận được trong ngắn hạn là “động lực” để lãnh đạo và nhân viên tại các đơn vị lách qui định, thực hiện những khoản cho vay chứa đựng rủi ro trong dài hạn. Bên cạnh đó, nhiều cá nhân có trách nhiệm trong việc ra quyết định cho vay đã xem thường rủi ro, bất chấp hậu quả vì tin vào khả năng “nhảy việc” dễ dàng.

Rủi ro từ công tác tổ chức và thực hiện kiểm soát qui trình cấp tín dụng

Tất cả các ngân hàng đều xây dựng qui trình cấp tín dụng từ Hội sở, Sở giao dịch đến Chi nhánh, Phòng giao dịch. Tuy nhiên, việc thực hiện qui trình này còn nhiều vấn đề:

- Hội đồng tín dụng phần lớn hoạt động không đúng vai trò. Theo phân cấp thẩm quyền phê duyệt, những hồ sơ vượt mức phán quyết của Tổng Giám đốc sẽ phải trình Hội đồng tín dụng, song Tổng Giám đốc có thể là người giữ chức Chủ tịch Hội đồng nên việc có thêm Hội đồng chỉ là chia sẻ trách nhiệm, không có tác dụng phòng ngừa rủi ro.

- Các qui chế cho vay đều yêu cầu khách hàng vay vốn phải có vốn đối ứng (thường khoảng 30% tổng vốn đầu tư), tuy nhiên, không khó để lách qui định này nếu khách hàng tăng chi phí dự toán. Vấn đề thẩm định chính xác vốn đầu tư dự án là cực kỳ khó khăn dẫn đến nhiều trường hợp ngân hàng cấp vốn vượt nhu cầu của phương án và được bên vay sử dụng vào những mục đích không thể kiểm soát.

Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN về phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng yêu cầu trong vòng 3 năm, các ngân hàng phải hoàn thành việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của ngân hàng. Rõ ràng, không một ngân hàng Việt Nam nào có kinh nghiệm trong vấn đề này. Vì vậy, chúng ta có hơn 40 ngân hàng thương mại nhưng chỉ có 02 ngân hàng đã xây dựng và áp dụng thành công qui trình xếp hạng tín dụng nội bộ với sự tư vấn của các tổ chức quốc tế, hầu hết, các ngân hàng khác chỉ sao chép và điều chỉnh một số chỉ tiêu để áp dụng tại ngân hàng mình mà không giải thích được cơ sở xây dựng và tính khoa học của qui trình này. Nhiều chỉ tiêu định tính được đưa vào bảng xếp hạng tín dụng với độ rộng thang điểm rất cao, từ đó, việc xếp hạng tín dụng khách hàng từ rủi ro cao thành rủi ro trung bình để cho vay là một “thủ thuật” đơn giản.

Nhiều ngân hàng chưa có phòng quản lý rủi ro tín dụng, chưa tách biệt chức năng giữa định giá tài sản và thẩm định tín dụng. Phòng kiểm soát nội bộ chỉ kiểm tra hồ sơ sau cho vay và không có chức năng ngăn ngừa, khuyến cáo rủi ro trong toàn hệ thống. Hoạt động của Ban kiểm soát chưa đạt hiệu quả kỳ vọng.

Rủi ro từ năng lực cạnh tranh và những vấn đề nội tại của các ngân hàng

Nhiều ngân hàng nhỏ, yếu năng lực cạnh tranh buộc phải xem việc định giá tài sản thế chấp cao, đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian thẩm định, cho vay là phương thức cạnh tranh. Việc thẩm định trở nên sơ sài, chiếu lệ, định giá tài sản theo giá thị trường. Hậu quả là, chỉ cần khách hàng chậm trả lãi 1-2 tháng hoặc giá BĐS giảm từ 5-10% thì giá trị thực của tài sản không còn bảo đảm đủ cho khoản vay. Khi nợ quá hạn xảy ra, các ngân hàng lại tìm cách đảo nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, chuyển nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro sai qui định khiến khả năng thu hồi càng khó khăn, kéo dài.

Để tránh trình trạng người thân và các thành viên của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành và các cổ đông lớn của ngân hàng chi phối hoạt động tín dụng theo hướng sử dụng vốn của ngân hàng vào mục đích riêng, Điều 77 và 78 Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997; Điều 19 và 20 của Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN đã có những qui định những trường hợp không được cho vay và hạn chế cho vay. Tuy nhiên, thực tế các qui định này hoàn toàn không có tác dụng. Các đối tượng trên hoàn toàn có thể chi phối nguồn vốn tín dụng tại các ngân hàng, thậm chí lập ra Hội đồng sáng lập để hợp thức hoạt động này.

Lợi nhuận trước mắt từ hoạt động cho vay BĐS dưới áp lực của cổ đông đã khiến Ban điều hành của nhiều ngân hàng tin vào khả năng thu hồi từ cho vay đầu cơ BĐS. Ở mức độ nào đó, các ngân hàng đều nhận thức được rủi ro của đầu cơ, đặc biệt khi chứng kiến chu kỳ tăng, giảm của giá BĐS ngày càng dồn dập, tuy nhiên hầu hết các ngân hàng nhỏ không có nhiều sự lựa chọn trong việc đa dạng hóa danh mục cho vay. Cho vay BĐS vẫn là kênh nhanh nhất để để tăng dư nợ hiện nay.

Rủi ro từ sự yếu kém của hạ tầng thông tin tín dụng

Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng là rất lớn. Khi xem xét cho vay đối với một khách hàng mới, ngân hàng hầu như không có những thông tin đủ độ tin cậy để ra quyết định. Trong công tác thẩm định thì những mối quan hệ với láng giềng, với đối tác… là những thông tin quan trọng, tuy nhiên, việc CBTD từ địa bàn này đến địa bàn khác xét vay, với cách sống biệt lập của người dân thành phố, ngân hàng không có thêm bất kỳ thông tin nào ngoài thông tin từ chính khách hàng vay.

Nguồn duy nhất mà các ngân hàng có thể khai thác thông tin tín dụng hiện nay là Trung tâm Thông tin Tín dụng của NHNN (CIC). Tại đây, các ngân hàng có thể hỏi tin về tình hình tài chính, tài sản bảo đảm, quan hệ tín dụng, xếp hạng tín dụng. Tuy nhiên, chất lượng thông tin không đáp ứng được yêu cầu, đã có nhiều khách hàng phàn nàn với ngân hàng rằng thông tin CIC của họ vẫn còn dư nợ mặc dù khoản vay đã tất toán từ lâu. Từ đó có thể thấy thông tin chưa theo được thực tế, đặc biệt là thông tin về tài chính của khách hàng. Bên cạnh đó, liệu thông tin xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của CIC có đáng tin cậy khi các ngân hàng không biết CIC đã dựa trên tiêu chuẩn nào để xếp hạng và liệu xếp hạng đó có phù hợp với xếp hạng tín dụng tại mỗi ngân hàng hay không?

Rủi ro từ tính chu kỳ của nền kinh tế và những quyết định, thủ tục của cơ quan nhà nước

Thực tế chu kỳ kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với sự biến động giá BĐS. Trong thời kỳ hưng thịnh, sản xuất và tiêu dùng đều mở rộng, nguồn cung tiền dồi dào và giá BĐS leo thang, các ngân hàng cũng mở rộng tín dụng BĐS. Ngược lại khi nền kinh tế phát triển quá nóng, NHNN thực hiện thắt chặt tiền tệ thì BĐS là thị trường đầu tiên bị ảnh hưởng, giá BĐS sụt giảm, tính thanh khoản hạn chế và khả năng trả nợ của các khoản vay gặp khó khăn, đặc biệt là các khoản vay đầu cơ BĐS.

Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay xuất phát từ việc cho vay dưới chuẩn của thị trường Mỹ, khi các ngân hàng rơi vào cảnh thua lỗ, nợ nần, phá sản và ngưng các khoản cho vay BĐS, thị trường nhà đất rơi vào cảnh đóng băng. Ở Việt Nam, từ cuối tháng 01/2008, sự thiếu hụt và mất cân đối kỳ hạn của nguồn vốn huy động ngân hàng bắt đầu bộc lộ, BĐS là lĩnh vực đầu tiên trong danh mục cho vay bị hạn chế, 18 tháng đã trôi qua nhưng thị trường BĐS Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Khách hàng vay không thể chuyển nhượng BĐS để trả nợ ngân hàng.

Thị trường BĐS cũng rất nhạy cảm với các quyết định của cơ quan nhà nước. Chỉ thị số 08/2002/CT-UB ngày 22/4/2002 của Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh về “Chấn chỉnh và tăng cường quản lý Nhà nước về nhà đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” đã khiến thị trường BĐS thành phố Hồ Chí Minh đóng băng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, các qui định về qui hoạch cũng ảnh hưởng đến tính thanh khoản và giá BĐS trong khu vực.

Thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh BĐS được đánh giá là rối ren, chồng chéo và nhiêu khê. Để một dự án được cấp phép triển khai phải mất 3 năm, qua 33 cửa, có những dự án phải mất 4-5 năm mới xong (1), rõ ràng những điều này không chỉ gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức mà còn mang lại cho ngân hàng nhiều rủi ro khi tham gia tài trợ.

Rủi ro từ hệ thống luật pháp và việc thực thi luật pháp

Điều 320 Bộ Luật Dân sự năm 2005 đã qui định “Vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc hình thành trong tương lai”. Qui định này có thể xem là khá rõ ràng theo cách hiểu của các ngân hàng, đã tạo điều kiện cho các ngân hàng tham gia tài trợ các dự án đầu tư xây dựng, mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất… dù người vay chưa phải là chủ sở hữu/sử dụng của các tài sản này vào thời điểm vay vốn, chính xác là chưa có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/sử dụng tài sản theo luật định.

Tuy nhiên, rủi ro xuất phát từ chính những giao dịch này khi hầu hết các công chứng viên hiện nay không công chứng giao dịch thế chấp tài sản hình thành trong tương lai khi viện dẫn khoản 1, điều 41 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 về công chứng, chứng thực, theo đó: “Trong trường hợp hợp đồng liên quan đến tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, thì người yêu cầu công chứng, chứng thực phải có đầy đủ giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đó…”, các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cũng không thực hiện đăng ký.

Để giải quyết vấn đề công chứng và đăng ký thế chấp đối với các tài sản hình thành trong tương lai, ngày 09/5/2007 Bộ Tư pháp đã có công văn số 2057/BTP-HCTP ghi rõ: “Các phòng công chứng căn cứ từng trường hợp cụ thể để chứng nhận các hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người dân và doanh nghiệp” và công văn số 232/ĐKGDBĐ-NV ngày 04/10/2007 hướng dẫn các bên ký hợp đồng thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua nhà ở và được đăng ký tại một trong các trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm. Từ đây làm phát sinh hai vấn đề:

Thứ nhất, câu “các phòng công chứng căn cứ từng trường hợp cụ thể” là rất không rõ ràng vì hầu hết các tài sản này đều có chung đặc điểm là tài sản đã được chuyển giao cho người mua, quyền sở hữu/sử dụng đã được xác lập nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu/sử dụng tài sản, các công chứng viên có quyền từ chối công chứng và thực tế hiện nay các ngân hàng vẫn không công chứng được hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai.

Thứ hai, dù tên gọi của hợp đồng thế chấp có là gì thì điều mà các ngân hàng quan tâm là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nơi nhà ở tọa lạc, các tài sản này phải được thế chấp cho ngân hàng. Tuy nhiên, các trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm không đăng ký vì cho rằng đó là trách nhiệm của các trung tâm, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nếu đưa các quyền này vào trong hợp đồng thế chấp.

Chính vì vậy, mà hầu hết, các ngân hàng hiện nay đều chọn giải pháp ký hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai không qua công chứng vào giao dịch bảo đảm, đợi đến khi tài sản hình thành và có đủ giấy tờ chứng minh thì sẽ công chứng hợp đồng thế chấp và giao dịch bảo đảm, chính vì vậy, rất nhiều ngân hàng đã tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí để hầu kiện vì khách hàng vay vốn đã bán tài sản khi nó chưa hình thành, vẫn còn là “tài sản hình thành trong tương lai” như đúng tên gọi của nó nhưng ngân hàng không có khả năng kiểm soát và ngăn chặn.

Bên cạnh đó, bản thân việc ngân hàng nhận các tài sản hình thành trong tương lai là các căn hộ chung cư, khu nhà ở làm bảo đảm cũng rất rủi ro do hầu hết các chủ đầu tư đều thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (chung cư, khu nhà ở hình thành sau này) cho ngân hàng ban đầu để xin tài trợ, đồng nghĩa với việc nhận thế chấp sau sẽ bị tuyên vô hiệu nếu có tranh chấp xảy ra.

Hiện nay, trong xã hội có rất nhiều những giao dịch giả tạo đã dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng trong việc nhận tài sản thế chấp và đưa ra quyết định cho vay. Khi khách hàng A vay vốn của khách hàng B, hai bên thỏa thuận làm hợp đồng mua bán căn nhà do bên A là chủ sở hữu, bên A bán cho bên B mà thực chất của giao dịch là bên A thế chấp cho bên B để làm bảo đảm cho khoản vay của bên A tại bên B. Bên B đem thế chấp tài sản này tại ngân hàng để vay vốn và đến lượt bên B không trả được nợ, ngân hàng tiến hành khởi kiện bên B để thu hồi nợ thì phát sinh tranh chấp giữa ba bên, bên A, bên B và ngân hàng. Theo Điều 29 Bộ luật Dân sự 2005: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu…”, chiếu theo điều này, giao dịch bên A bán căn nhà cho bên B sẽ bị tuyên vô hiệu và việc thế chấp căn nhà làm tài sản bảo đảm cho ngân hàng cũng sẽ vô hiệu theo.

Những giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng BĐS

Về phía các ngân hàng thương mại

Tăng cường công tác huy động đối với kỳ hạn dài là giải pháp được nhiều ngân hàng chú trọng trong thời gian gần đây. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn dài sẽ giúp các ngân hàng hạn chế được những rủi ro kỳ hạn khi cho vay đầu tư BĐS, hạn chế sự thiết hụt thanh khoản và sự phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng, chủ động trong hoạt động và thực hiện các mục tiêu kinh doanh.

Tín dụng BĐS phân thành hai hình thức khá rõ, đầu cơ và đầu tư. Các ngân hàng cần hạn chế tối đa cho vay đầu cơ vốn mang tính bất ổn và chứa đựng nhiều rủi ro. Nguồn trả nợ chủ yếu được xác định từ việc mua bán, chuyển nhượng BĐS mà không có những hoạt động đem lại nguồn thu ổn định. Chính những hoạt động đầu cơ này đã tạo nên những cơn sốt BĐS thời gian qua, làm tăng tính rủi ro cho thị trường này.

Có qui định và thực hiện nghiêm túc việc đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm, ít nhất phải 3 tháng/lần, trường hợp giá BĐS biến động bất thường có thể làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo của khoản vay thì phải đánh giá liên tục, yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm và/hoặc trả nợ trước hạn tương ứng với giá trị tài sản bị giảm sút sau khi đánh giá lại và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ.

Đứng trên giác độ nào, trình độ nhân sự vẫn phải là vấn đề quan trọng nhất đối với hoạt động ngân hàng nói chung và tín dụng nói riêng. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các ngân hàng cần có chế độ đãi ngộ phù hợp nhằm đảm bảo thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng, hạn chế tình trạng “nhảy việc”. Hơn nữa, các ngân hàng cũng cần phải xây dựng quy chế trách nhiệm gắn với hoạt động tín dụng và toàn ngân hàng để nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo, nhân viên.

Mức phán quyết tín dụng đối với các đơn vị trong hệ thống không được cào bằng đối với các đơn vị cùng cấp, nhất thiết phải căn cứ trên năng lực và kinh nghiệm của người đứng đầu, bên cạnh đó là thời gian hoạt động, địa bàn đặt trụ sở, kết quả hoạt động và chất lượng tín dụng trong thời gian qua.

Cần tách biệt chức năng quyết định cho vay với thẩm định tín dụng; tách biệt chức năng thẩm định tín dụng và định giá tài sản bảo đảm. Không để lãnh đạo các phòng, ban trực tiếp thẩm định tín dụng nằm trong thành phần biểu quyết cho vay tại các hội đồng tín dụng. Việc bổ nhiệm cán bộ vào các vị trí lãnh đạo các phòng, ban tại Hội sở; Sở giao dịch; các chi nhánh; Phòng giao dịch phải đặc biệt thận trọng, bên cạnh năng lực, thành tích công tác cần phải chú trọng đến kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức.

Các cuộc họp để ra quyết định cho vay tại các hội đồng tín dụng phải được tiến hành nghiêm túc, minh bạch và khách quan, đảm bảo khả năng ngăn ngừa rủi ro. Đối với những ngân hàng đã vận hành qui trình xếp hạng tín dụng nội bộ, cần nghiêm túc thực hiện trên tinh thần hạn chế rủi ro, từng bước khắc phục những thiếu sót của qui trình. Loại bỏ tư tưởng lách qui định, khai thác những hạn chế của qui trình để cho vay hoặc xem qui trình này là bùa hộ mệnh có thể hạn chế mọi rủi ro. Những ngân hàng chưa hoàn thành việc xây dựng qui trình này, cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện và đưa vào vận hành trên cơ sở tiếp thu, tận dụng kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước trong điều kiện cụ thể của ngân hàng mình, tránh rập khuôn máy móc.

Đa dạng hóa danh mục cho vay là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các ngân hàng, có chính sách thích hợp để tiếp cận, mở rộng cho vay đối với nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu nhằm hạn chế rủi ro và tăng khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác đi kèm. Bên cạnh đó, cần giao chỉ tiêu phát triển tín dụng cho các đơn vị trên cơ sở cân đối số lượng và chất lượng nguồn vốn huy động, chỉ tiêu này gắn liền với xếp loại và chế độ khen thưởng hàng tháng, hàng quí, hàng năm.

Đối với thông tin bất cân xứng trong điều kiện hiện tại, các ngân hàng không thể chờ đợi mà phải chủ động khắc phục. Yêu cầu đối với CBTD và những người tham gia quyết định cho vay là sự mẫn cán và trách nhiệm cao đối với công việc và sự phát triển của ngân hàng. CBTD phải có được những thông tin đầy đủ nhất có thể về tình hình hoạt động kinh doanh, nguồn thu để trả nợ, nguồn gốc và tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm… để tránh những rủi ro có thể xảy ra xuất phát từ sai sót nghiệp vụ mà vẫn đảm bảo sự phục vụ tốt nhất đối với khách hàng.

Xây dựng Phòng quản lý rủi ro và Phòng pháp chế vững mạnh, tập trung những con người có năng lực, kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng về hoạt động tín dụng và thị trường BĐS. Khắc phục những qui định manh mún của pháp luật bằng việc sàng lọc và qui định rõ những BĐS được nhận thế chấp, không được nhận thế chấp theo qui định của pháp luật hiện hành. Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng, điều chỉnh kịp thời những nội dung chưa phù hợp, sơ hở trong hợp đồng thế chấp, tín dụng, qui trình thẩm định tín dụng, định giá tài sản tại ngân hàng.

Đối với BĐS là tài sản hình thành trong tương lai, cần xác định rõ tính pháp lý, khả năng tài sản có thể xác lập đầy đủ quyền sở hữu/sử dụng của bên bảo đảm sau khi nhận thế chấp. Hạn chế nhận thế chấp đối với BĐS là các căn hộ, nhà ở là tài sản hình thành trong tương lai được nhận chuyển nhượng từ các dự án không do chính ngân hàng tài trợ, BĐS có tính thanh khoản thấp do có diện tích đất nhỏ, giao thông không thuận lợi, qui hoạch không rõ ràng. Sự thận trọng của ngân hàng là bắt buộc do những qui định pháp lý chưa rõ ràng và việc hiểu, thực thi các qui định pháp luật của các cơ quan hữu quan còn chưa thống nhất.

Xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu là chuyện không thể tránh khỏi dù qui trình, qui chế cho vay có chặt chẽ đến mức nào, dù CBTD và những người có trách nhiệm trong quyết định cho vay có làm việc mẫn cán đến đâu đi nữa. Việc xử lý một lượng lớn nợ quá hạn vượt quá khả năng của các ngân hàng vốn không có chức năng kinh doanh BĐS. Thành lập công ty quản lý và khai thác tài sản là giải pháp mà hầu hết các ngân hàng đã và đang thực hiện nhằm tăng hiệu quả và đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ quá hạn, tăng hiệu quả khai thác tài sản và giúp lành mạnh hóa tình hình tài chính của ngân hàng.

Giai đoạn khó khăn từ đầu năm 2008 đến nay đã đem lại cho những người làm ngân hàng những bài học kinh nghiệm quí giá về sự biến động mang tính chu kỳ của nền kinh tế và những ảnh hưởng đến hoạt động của ngành Ngân hàng từ hoạt động cho vay BĐS. Vượt qua khó khăn, nền kinh tế Việt Nam có thể trở lại đà tăng trưởng trước đây, khi đó rất cần ở người lãnh đạo ngân hàng cái tâm và cái tầm trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập và cạnh tranh toàn diện. Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh theo hướng mở rộng sau khủng hoảng không được quên nhiệm vụ phòng ngừa rủi ro từ hoạt động tín dụng, đặc biệt là việc “làm giá” BĐS của thị trường có thể dẫn đến những sai lệch trong khâu định giá cũng như lường trước khả năng thị trường BĐS sụt giảm và đóng băng mang tính chu kỳ với biên độ dao động ngày càng hẹp.

Đối với Ngân hàng Nhà nước

Nguyên tắc trong điều hành của NHNN là không nên trông chờ vào sự quản lý rủi ro từ các ngân hàng thương mại mà phải có những qui định mang tính bắt buộc. Thực tế các ngân hàng luôn tìm cách “khai thác” các sơ hở của pháp luật chứ không có ý thức hoàn thiện các hạn chế của pháp luật để tự bảo vệ mình.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC, kịp thời cập nhật những thông tin về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, hoạt động kinh doanh của cá nhân, tổ chức. Minh bạch hóa các thông tin và qui trình xếp hạng tín dụng khách hàng của CIC. Hỗ trợ các ngân hàng thương mại xây dựng qui trình xếp hạng tín dụng nội bộ, thêm cơ sở để ra quyết định cho vay và ngăn ngừa rủi ro.

Tăng cường công tác thanh kiểm tra hoạt động tín dụng toàn hệ thống để có giải pháp chấn chỉnh kịp thời, đặc biệt là cho vay BĐS, các vi phạm về các tỉ lệ an toàn trong hoạt động. Mặc dù chưa có qui định về giới hạn cho vay BĐS, song đối với từng ngân hàng cụ thể, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra cần có những khuyến cáo đối với những ngân hàng có tỉ lệ cho vay BĐS quá cao có thể dẫn đến những rủi ro làm ảnh hưởng đến an toàn hệ thống.

Cho vay BĐS là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, tuy nhiên, hoạt động này có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường nhà đất và đóng góp lớn vào sự phát triển của kinh tế đất nước. NHNN không thể cấm, song cần có biện pháp kiểm soát hoạt động này. Từ Quyết định số 03 (2) đối với cho vay chứng khoán, NHNN cũng cần có qui định đối với cho vay BĐS, tuy nhiên, NHNN có thể kiểm soát cơ cấu dư nợ cho vay BĐS thông qua việc qui định tỉ lệ trích lập dự phòng rủi ro hoặc qui định tỉ lệ dư nợ BĐS tối đa trên tổng dư nợ.

Đối với các cơ quan lập pháp

Như đã đề cập, Bộ Tư pháp đã nhận thấy những phát sinh từ vấn đề nhận thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, tuy nhiên, văn bản hướng dẫn lại rất không rõ ràng, và không giải quyết được vướng mắc trên thực tế. Các cơ quan lập pháp cần nghiên cứu một cách thấu đáo vấn đề trên cơ sở tham khảo ý kiến từ các đơn vị liên quan, trong đó có các ngân hàng trong việc xây dựng các qui định, hướng dẫn về hoạt động công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm.

Việc cho ra đời Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm là vấn đề hết sức cần thiết, các nghị định về giao dịch bảo đảm hiện nay trên thực tế đã không giải quyết được nhiều vấn đề của thực tế nêu ra. Cần xác định đây là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của ngành Ngân hàng và của nền kinh tế. Về lâu dài, Bộ Tư pháp cần xây dựng một cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm thống nhất trên toàn quốc và một trung tâm có đầy đủ dữ liệu về các tài sản đã đăng ký nhằm giúp việc đăng ký dễ dàng, chính xác; tạo điều kiện cho các ngân hàng, cá nhân và tổ chức được tiếp cận để có thêm thông tin về tài sản khi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, thế chấp.

Những bất cập nảy sinh từ sự chồng chéo giữa các văn bản qui phạm pháp luật đặt ra yêu cầu về sự thống nhất các qui định trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở, các Nghị định và các Thông tư hướng dẫn liên quan đến công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm… mà trách nhiệm thuộc về Quốc hội và các Bộ liên quan. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện cho các ngân hàng quyền trong việc xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, thuận lợi, giảm bớt chi phí về nhân lực, thời gian nhưng đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan. Việc xử lý tài sản bảo đảm dễ dàng cũng sẽ hạn chế tình trạng đảo nợ, giảm bớt chi phí trích lập dự phòng rủi ro và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh ở các ngân hàng.

 

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Làm sao lấy thước đo lòng anh???

Khi tinh yeu den

Mang cho em nu cuoi

Khi tinh yeu chet

Mang cho em ngam ngui.

Khi tinh yeu den

Cho em bao khuc ca

Ve nhung thang ngay da xa

Tinh doi tuoi dep nhu vuon hoa.

Khi tinh yeu den

Em ngoi thanh than im lim

Khong can phai di tim

Thi nguoi den gieo noi sau cho em.

Khi tinh yeu den

Em biet mong mo

Va em thuong hay lam tho

Ca ngoi ve tinh doi...tinh nguoi.

Khi tinh yeu den

Trong nhung dem dai tam toi

Em tham nho thuong nguoi

Cho le sau tham uot tren chan goi

Sen hồng một độ

 

Khi tinh yeu chet

Trai tim em khong con

Nong am nhu thuo ban so

Va em song kiep doi hoan so.

Khi tinh yeu chet 

Em chi mai cau xin

Su binh an trong tam cam

Song voi kiep doi yeu tham kin.

Khi tinh yeu chet

Khong nghia la cuoc doi cham het

Khong nghia la tinh yeu di vao doan ket

Nhung mai mai noi buon van han in dau vet

Ve ki niem tinh buon da di qua.

Giấc mơ hoa

 

 

 

 

Nghiệp vụ thẩm định tín dụng.

Trong quá trình thẩm định, yếu tố nào quyết định để dựa vào đó cho khách hàng vay ? yếu tố nào là quan trọng nhất?

Trong quá trình thẩm định, ta có ba yếu tố quyết định cho khách hàng vay khi làm tờ trình thẩm định  khách hàng:

yếu tố tài sản đảm bảo

yếu tố phương án sản xuất kinh doanh

yếu tố con người

        Tuy nhiên, trong ba yếu tố này còn phụ thuộc vào từng thời điểm, bối cảnh và sự biến động thay đổi không ngừng của nền kinh tế thị trường trong lẫn ngoài nước để áp dụng yếu tố cho phù hợp.....

Phân tích các yếu tố:

- Trong ba yếu tố về mặt lý thuyết thì có quan điểm cho rằng: Yếu tố phương án sản xuất kinh doanh là quan trọng nhất vì khi thẩm định tín dụng, điều đầu tiên bất cứ một nhà quản trị ngân hàng kinh doanh nào cũng quan tâm đến vấn đề lợi nhuận. Do đó, nếu phương án sản xuất kinh doanh đó được thẩm định có khả thi thì ngân hàng bắt đầu giải ngân để cho doanh nghiệp vay...... Yếu tố này không được sử dụng thực tế vào đời sống chỉ có tính chất lập luận trên lý thuyết mà thôi.

- Trên thực tiễn ngoài xã hội, công tác thẩm định tín dụng người ta xem trọng yếu tố con người sẽ quyết định mọi hành vi của đối tượng đi vay, tư cách pháp nhân, dựa trên hành lang pháp lý và dựa trên năng lực sản xuất kinh doanh và các mối quan hệ giữa công ty với những công ty khác có tốt đẹp hay không? công ty trước khi đi vay có các khoản nợ đối với ngân hàng khác hay không?, v.v....!!!

     Do đó, yếu tố về con người là điều kiện tiên quyết.......Vì vậy, trong hệ thống ngân hàng cần có nguồn nhân lực mang chất xám chuyên nghiệp trong ngành thẩm định tín dụng. Ngân hàng cần phải mở khóa nghiệp vụ và tạo nhân lực trong ngân hàng bằng cách không ngừng nâng cao kiến thức để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng là thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc của đơn vị thật chặt chẽ và nghiêm khắc.

     Quan niệm riêng tôi là vậy vì: " con người luôn là yếu tố quan trọng vì con người luôn tạo ra tri thức và là cơ sở tiền đề tạo ra tài sản, v.v...!!!"

 

Biet bao gio tam trang toi moi that su vui ve - nu cuoi khong con guong gao va phai to ve luc nao cung tuoi tan truoc moi nguoi.....!!! Song ngay qua ngay, oi sao met moi va ngay dai qua.

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Đôi mắt ta ơi.. Mi đừng khóc!!!

http://vanmylan.files.wordpress.com/2010/10/eye-01.jpg?w=480&h=360

 

 

Doi mat cua ta oi

Xin mi dung nhuom le sau

Xin mi hay de doi mat ta thanh thoi

Trong giac ngu an nhan … thanh than.

 

 

Doi mat cua ta oi

Mi dung muon phien nua

Ma hay nhin ve huong ta

Hoa hop cung tam linh va the xac

Trong giac ngu co loi me ta ca hat

Mai cat vang tieng a  oi ….oi a…!!!

 

 

Doi mat ta oi

Mi hay ngu di

Va mi hay nho lai

Nhung  nam thang au tho

Trong bau sua mat

Trong vong tay am ap

Cua tinh me hien bao la.

 

 

Doi mat ta oi

Hay ngu di.. Hay ngu di

Roi mai troi lai sang

Anh binh minh soi sang khap nhan gian

Va ngay mai, ta lai don chao ngay moi

Trong niem vui – anh nang chan hoa..!!!