NGƯỜI ĐẦU TIÊN TÔI MUỐN KỂ ĐẾN LÀ ÔNG NỘI: NGUYỄN VĂN LỢI
ÔNG LÀ MỘT NGƯỜI ĐÁNG KÍNH VÀ ĐÁNG LÀ MỘT TẤM GƯƠNG TỐT CHO CON CHÁU NOI THEO.
CUỘC ĐỜI CỦA ÔNG VỚI NHỮNG THĂNG TRẦM VÀ ĐẦY SÓNG GIÓ.
ÔNG TÔI….THUỞ NHỎ ĐÃ PHẢI CHỊU CẢNH MỒ CÔI TỪ KHI MỚI LÊN 8 TUỔI VÀ ÔNG TÔI DĨ NHIÊN PHẢI KIẾM SỐNG TỪ TUỔI ẤU THƠ VỚI ĐỦ CÁI NGHỀ NHƯNG ÔNG LUÔN NHỚ ĐẾN VIỆC ĐI BÁN BÁNH TIÊU: ÔNG DẦM MƯA DÃI NẮNG ĐẦU ĐỘI THÚNG ĐI BÁN BÁNH TIÊU DO CHÍNH TAY BÀ CỐ HỌ LÀM.
LỚN LÊN TRONG THỜI LOẠN LẠC, ÔNG NỘI KHÔNG ĐƯỢC HỌC HÀNH NHIỀU NHƯNG ÔNG LÀ NGƯỜI CÓ Ý CHÍ VÀ RẤT SIÊNG NĂNG.
SAU NHỮNG BUỔI ĐI BÁN, ÔNG THƯỜNG ĐI HỌC LÓM Ở TRƯỜNG VÀ VỀ NHÀ TỰ HỌC.
TRỜI PHẬT KHÔNG PHỤ NGƯỜI, LỚN LÊN, ÔNG ĐI THI VÀO QUÂN ĐỘI SĨ QUAN VÀ CUỘC ĐỜI ÔNG BẮT ĐẦU VỚI NHỮNG TRANG SỬ BI HÙNG.
TỪ MỘT LÍNH QUÈN, ÔNG KHÔNG NGỪNG PHẤN ĐẤU ĐỂ VƯƠN LÊN THOÁT KHỎI CUỘC SỐNG LÀM CHO CUỘC ĐỜI BỚT NGHÈO KHỔ ĐI.
ÔNG TRẢI QUA ĐỦ HAI THỜI KỲ: CHIẾN TRANH PHÁP VÀ MỸ.
Ở THỜI PHÁP, ÔNG LÀM NGƯỜI COI GIỮ CHỢ LỚN – (NAY LÀ CHỢ BÌNH TÂY, Q.5 – Tp. HCM )VÀ NƠI ĐÂY ÔNG ĐÃ GẶP BÀ NỘI TÔI ( MỘT NGUỜI PHỤ NỮ ĐẸP NHẤT VÙNG CHỢ LỚN VÀ LÀ MỘT CON NHÀ DANH GIÁ NHẤT VÙNG VÀO THỜI ẤY….!!! VỚI CÁI TÍNH THẬT THÀ, ÔNG NỘI ĐÃ CHIẾM ĐƯỢC TẤT CẢ TÌNH CẢM CỦA ÔNG BÀ SƠ VÀ ÔNG BÀ CỐ ĐỂ ĐI ĐẾN MỘT HÔN NHÂN MỸ MÃN).
QUAY LẠI, TÔI NÓI VỀ SỰ NGHIỆP ÔNG NỘI NHÉ…!!!
SAU THỜI LẬT ĐỔ NGÔ ĐÌNH DIỆM, ÔNG LẠI TIẾP TỤC LÀM CẢNH SÁT NHƯNG LẦN NÀY, ÔNG THI VÀO CẢNH SÁT GIAO THÔNG QUỐC PHÒNG CHỐNG BẠO ĐỘNG VÀ CHUYÊN PHỤ TRÁCH DẪN ĐƯỜNG BẢO VỆ TỔNG THỐNG THIỆU VÀ MỞ ĐƯỜNG CHO TỔNG THỐNG MỸ KHI ĐẾN THĂM VN.
Ở ĐÂY, ÔNG KỂ RẰNG ĐÓ LÀ KHOẢNG THỜI GIAN ÔNG THÀNH CÔNG NHẤT VÀ ÔNG YÊU THÍCH NGÀNH NGHỀ NÀY VÌ ÔNG CÓ DỊP RA NƯỚC NGOÀI ( NHẬT ) ĐẠI DIỆN CHO QUỐC GIA :” VIỆT NAM CỘNG HÒA “ THI CỬ ĐUA XE VÀ ĐÃ ĐẠT HẠNG BA TRONG KỲ THI.
ÔNG NỘI GIỮ CHỨC VỤ: TRUNG TÁ – CẢNH SÁT CÔNG LỘ
Ông tập huấn cho những cảnh sát mới vào ngành công lộ. Trong ông thật oai phong nhỉ. Yêu ông biết bao…!!!!
ÔNG RẤT GIỎI TIẾNG PHÁP, HIẾU ĐÃ TỪNG NGHE ÔNG NỘI CA TIẾNG PHÁP NÈ, NÓI TIẾNG PHÁP MỖI KHI NGỒI TRÒ CHUYỆN CÙNG ÔNG.
SAU NĂM 1975, ÔNG NỘI ĐÃ PHẢI ĐI HỌC TẬP CHÍNH TRỊ VÀ KHOẢNG THỜI GIAN NÀY LÀ KHOẢNG THỜI GIAN MÀ THEO ÔNG KỂ KHÔNG PHẢI LÀ CUỘC SỐNG CỦA CON NGƯỜI à ĐÓ LÀ CUỘC SỐNG THUA CẢ LOÀI SÚC VẬT.
LÀM VIỆC QUẦN QUẬT TỪ TỜ MỜ SÁNG NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC TẮM RỬA VÀ ĂN MỘT BỮA CƠM TỬ TẾ. MANG TIẾNG LÀ ĐI HỌC CHÍNH TRỊ NHƯNG NÓI ĐÚNG HƠN LÀ TÙ BINH CHÍNH TRỊ.
ÔNG BẢO: “ MỘT NGÀY KHÔNG CÓ CƠM ĐỂ ĂN, CHỈ ĂN KHOAI MÌ MÀ ĂN CẢ VỎ. CÒN CÁI MẶC THÌ KHÔNG ĐỦ ẤM…..NƯỚC CHỈ CÓ MỘT LON THIẾT ĐỦ ĐỂ RỬA MẶT THÔI VÌ THẾ ÔNG CHỈ ĐỂ DÀNH MÀ UỐNG THÌ LÀM SAO DÁM TẮM GỘI…..!!!!”
TRONG CĂN TÙ CHẬT HẸP ẤY, ÔNG ĐÃ MẮC CHỨNG BỆNH HEN SUYỄN VÀ GIA ĐÌNH KHÔNG HỀ HAY BIẾT VÌ THỜI ẤY CÓ MỘT CÂU: “ĐI KHÔNG BIẾT NGÀY VỀ…!!!”
ÔNG THƯỜNG BỊ DI CHUYỂN NHÀ TÙ VÀ ÔNG KHÔNG BIẾT DI DỜI BAO NHIÊU LẦN NHƯ VẬY NHƯNG CUỘC SỐNG VẪN CÓ HI VỌNG GÌ KHI VẪN LÀ TÙ BINH CHÍNH TRỊ. ÔNG KỂ: “NỘI KHÔNG CẦN ĐI RA HÀ NỘI VÌ NƠI ẤY GỢI NỘI NHỚ NHÀ TÙ Ở HÀ NỘI”
CÒN BÀ NỘI BAO LẦN TÌM TÔNG TÍCH ÔNG NỘI VÀ BÀ BIẾT LIỀN MUA VÉ XE LỬA RA HÀ NỘI. BÀ KỂ : “ BÀ RẤT RÀNH PHỐ XÁ HÀ NỘI, BÀ DẪN CHÚ NĂM VÀ CHÚ ÚT ĐI THEO NỮA VÀ TRẢI QUA HẾT HƠN NỬA THÁNG Ở MIỀN BĂC…”
KHOẢNG NĂM 1979, ÔNG ĐƯỢC ÂN XÁ VÀ ĐẠI NẠN THOÁT TRỞ VỀ NHÀ ĐOÀN VIÊN VỚI GIA ĐÌNH.
QUÃNG THỜI GIAN ĐẦY GIAN NAN ĐÃ QUA, ÔNG QUAY VỀ DƯỚI MÁI ẤM GIA ĐÌNH VÀ Ở NHÀ ÔNG PHỤ BÀ NỘI ĐI KHẮP NẺO ĐƯỜNG HÀNH TRÌNH NAM BẮC VỚI NHỮNG TOUR DU LỊCH THẬT NGOẠN MỤC. HAI ÔNG BÀ LUÔN SÁT CÁNH BÊN NHAU SUỐT HÀNH TRÌNH ẤY.
KHÔNG CHỈ LÀ NHỮNG CHUYẾN ĐI GIỚI THIỆU CHO DU KHÁCH BIẾT VỀ DANH LAM THẮNG CẢNH MÀ ÔNG BÀ NỘI CÒN ĐI VỚI MỤC ĐÍCH HÀNH HƯƠNG, CỨU TRỢ LŨ LỤT, GIÚP ĐỠ TRẺ EM CÔ NHI, ÔNG BÀ LÃO NEO ĐƠN, HUY ĐỘNG VỐN TỪ CÁC NHỜ HẢO TÂM Ở TRONG HỘI CHÙA LẪN PHƯỜNG XÃ VÀ BẠN BÈ ĐỂ ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG CHÙA NGHÈO V.V……!!!
VÀO NĂM 83 TUỔI, NHÀ CỬA ĐANG SỬA CHỮA VÀ ÔNG ĐÃ BỊ TÉ GÃY XƯƠNG NÊN KHÔNG ĐI ĐỨNG BÌNH THƯỜNG NHƯNG ÔNG KHÔNG CAM TÂM SỐNG VỚI CUỘC ĐỜI NGỒI YÊN MỘT CHỖ CHO NGƯỜI KHÁC PHỤC VỤ HAY NÓI ĐÚNG HƠN ÔNG KHÔNG MUỐN LÀM PHIỀN ĐẾN MỌI NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH.
ÔNG ĐÃ KIÊN CƯỜNG TẬP ĐI KHI CÓ CHỈ ĐỊNH CỦA BÁC SĨ VÀ KHÔNG GẦN MỘT NĂM ÔNG ĐÃ ĐI ĐỨNG LẠI ĐƯỢC.
MỘT SỰ VIỆC TƯỞNG QUA TRONG TUỔI GIÀ THÌ ÔNG LẠI PHÁT MỘT CĂN BỆNH QUÁI ÁC, ĐÓ LÀ BỆNH HẸP TÂM THẤT PHẢI. ÔNG THƯỜNG LÊN CƠN TIM.
Ở TUỔI NÀY, BÁC SĨ VN KHÔNG DÁM MỔ VÀ BÁC SĨ TUYÊN BỐ : “ÔNG KHÔNG SỐNG ĐƯỢC BA THÁNG VÀ CÓ THỂ CHẾT BẤT CỨ LÚC NÀO”
LẠI MỘT LẦN NỮA, ÔNG CỐ GẮNG VƯỢT QUA THỬ THÁCH SỐ PHẬN MÀ KHÔNG CHỈ BẢN THÂN ÔNG MÀ VÌ ÔNG VẪN CÒN VƯỚNG MẮC BẬN LÒNG KHÔNG MUỐN XA GIA ĐÌNH; ÔNG KIÊN CƯỜNG SỐNG CHO ĐẾN PHÚT CUỐI CÙNG.
VÀO NGÀY 18- 3 - 2007 (30 – 01 – 2007 AL - DINH HOI - NGAY DAN), ÔNG ĐÃ ĐI VỀ ĐẤT LẠNH.
HIẾU SÁNG TÁC RẤT NHIỀU BÀI THƠ CHO ÔNG NỘI KỂ TỪ KHI ÔNG KHÔNG CÒN BÊN HIẾU NỮA. ÔNG MẤT ĐI LÀ NỖI ĐAU LỚN NHẤT TRONG CUỘC ĐỜI HIẾU DÙ THỜI GIAN ĐÃ TRÔI QUA HƠN BA NĂM NHƯNG HIẾU VẪN CHƯA SAO NGUÔI NGOAI ĐƯỢC VÌ TỪ TẤM BÉ HIẾU ĐÃ SỐNG CẠNH VÀ NGỦ VỚI ÔNG BÀ NỘI RỒI.
MỖI NĂM GẦN ĐẾN NGÀY GIỖ ÔNG, HIẾU THƯỜNG VIẾT MỘT BÀI THƠ TẶNG ÔNG. CẦU MONG SAO, NỘI AN NHÀN THANH THẢN NƠI CHỐN BÌNH YÊN
đi ra đi vào
nhớ bóng người xưa
trong dáng vấp lụm khụm
trong mái tóc bạc màu
trong nụ cười hiền hậu
trong giọng nói khào khào...!
Ba năm xa vắng
không một ngày nào
con không nhớ thương
và con thường hồi tưởng
những hồi ức vui buồn
của ông cháu ta
trong năm tháng đã qua
có biết bao điều để nhớ:
"Nhớ những lúc ông nghẹo phá
để làm con vui cười.
Nhớ những đôi cánh tay
ông thường bồng bế
khi con ngủ say.
Nhớ những lúc con nghịch phá
ông thường hay bẹo má.
Nhớ ánh mắt ông trìu mến
khi ông cháu ta gần kề....! "
Ba năm xa vắng
cũng dần làm lành vết thương
nhưng nỗi nhớ mãi vấn vương
đọng trong từng người thân gia đình.
Ba năm xa vắng
Nội có biết bao điều đổi thay
trong cuộc đời đứa cháu này
không phải bôn ba từng ngày
là nhờ lời nói của nội
nên con mới được ngày hôm nay.
và con nguyện làm theo lời nội bảo
cố gắng học chăm ngoan
để cho tương lai ngày sau
cuộc sống sẽ đẹp tươi....!
Hình ông nội khi mới vào ngành sĩ quan chế độ cũ.
Day la ban nhac noi Hieu rat thich....!!! Ban nhac : " Thoi doi "
Trả lờiXóasau nhung buoi di lam ve, Hieu thuong ngoi choi voi ong noi va nghe ong ca voi giong khao khao.
gio thi muon nghe am thanh ay cung khong duoc nua.